Dạ oanh trong văn hóa và xã hội con người Dạ oanh

Dạ oanh là biểu tượng quan trọng của thi ca trong nhiều thời kỳ khác nhau và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Trong tác phẩm Odýsseia, nhà thơ Homēros có nói đến chuyện thần thoại về Philomela bị biến thành chim dạ oanh[20]).[21] Chuyện thần thoại này chính là chủ đề của vở bi kịch Tereus của Sophokles, nay chỉ còn sót lại vài phần. Nhà thơ Ovidius cũng có nhắc đến câu chuyện này trong tập thơ "Biến hình" (Metamorphoses). Câu chuyện này về sau được cải biên bởi các nhà thơ như Chrétien de Troyes, Geoffrey Chaucer, John GowerGeorge Gascoigne. Tác phẩm "The Waste Land" của T.S. Eliot cũng viết về chủ đề tương tự.[22] Vì tính chất bi kịch liên quan đến câu chuyện thần thoại này, tiếng hót của dạ oanh thường được xem là biểu tượng của sự ai oán.

Dạ oanh còn là biểu tượng của thi ca[23] vì sự sáng tạo và thanh thoát, tự nhiên của tiếng hót. AristophanesCallimachus đều xem dạ oanh là biểu hiện của thi ca. Vergilius so sánh lời ai oán của nhà thơ Orpheus với tiếng hót của chim dạ oanh.[24]

Trong bài Sonnet số 102, Shakespeare so sánh tình yêu thi ca của mình với tiếng hót của dạ oanh như sau:

"Our love was new, and then but in the spring,When I was wont to greet it with my lays;As Philomel in summer's front doth sing,And stops his pipe in growth of riper days:"

Trong thời kỳ của chủ nghĩa lãng mạn, ý nghĩa của dạ oanh được thay đổi thêm một lần nữa, không chỉ là biểu tượng của thi ca đơn thuần, mà là hình ảnh của một nhà thơ "bậc thầy của một nghệ thuật thượng đẳng có khả năng tạo cảm hứng cho những nhà thơ phàm tục".[25] Đới với các bài thơ lãng mạn, dạ oanh thậm chí còn được so sánh với các nàng thơ. Coleridge và Wordsworth xem dạ oanh không chỉ là một ví dụ cho sự sáng tạo thi ca, mà còn là tiếng gọi của tự nhiên. Tác phẩm "Ode to a Nightingale" của John Keats minh họa một chú chim dạ oanh như là một nhà thơ lý tưởng đã sáng tác ra những tác phẩm mà Keats hằng mong muốn mình có thể viết được. Với cảm hứng tương tự, Percy Bysshe Shelley đã viết trong tác phẩm "Biện hộ cho thi ca" (A Defense of Poetry) như sau:

Một nhà thơ là một chú chim dạ oanh ngồi trong bóng tối và cất cao tiếng hót để cổ vũ cho sự cô đơn của nó bằng những âm thanh ngọt ngào. Thính giả của anh ta là những người tiếp nhận một giai điệu của một nhạc sĩ vô hình, cảm thấy họ trở nên xúc động và mềm dịu nhưng không hề biết khi nào và tại sao lại như vậy.
— P. B. Shelley, [26]

Ngoài ra, tình yêu của chim dạ oanh dành cho hoa hồng được dùng rất rộng rãi, thường là mang nghĩa ẩn dụ, trong văn học Ba Tư.[27] Iran hiện nay được mệnh danh là "đất nước của hoa hồng và chim dạ oanh".[28]

Dạ oanh đã xuất hiện trong ít nhất các tác phẩm văn học, nghệ thuật sau:

  • Chim dạ oanh (tiếng Hy Lạp cổ: Ἀηδών, Aēdōn) là một nhân vật phụ trong vở hài kịch "Những chú chim" (Ornithes) sáng tác năm 414 TCN của Aristophanes.
  • "Chim cú và chim dạ oanh" (The Owl and the Nightingale) là một bài thơ viết bằng tiếng Anh trung kỳ có niên đại vào khoảng thế kỷ 12 hay 13, có nội dung nói về cuộc tranh luận giữa chim cú và chim dạ oanh.
  • Bài thơ xônét "To the Nightingale" (viết khoảng năm 1632–33) của John Milton so sánh đối chiếu giữa hình tượng dạ oanh là loài chim dành cho tình yêu, trong khi chim cu cu biểu hiện cho người vợ không chung thủy (cuckoled) với chồng.
  • Tác phẩm "The Nightingale: A Conversation Poem" của Samuel Taylor Coleridge (in năm 1798) tranh luận về tư tưởng truyền thống về ý nghĩa của dạ oanh là nỗi sầu muộn.
  • Bản giao hưởng số 6 "Người mục đồng" của Ludwig van Beethoven (1808) có đoạn sử dụng sáo nhằm mô phỏng tiếng hót của dạ oanh.
  • Bài "Ode to a Nightingale" (1819) của John Keats được Edmund Clarence Stedman miêu tả là "gần như rất hoàn hảo" [29]Algernon Charles Swinburne miêu tả là một trong những tuyệt phẩm trong mọi thời đại.[30]
  • Dạ oanh là một nhân vật chính trong truyện cổ tích cùng tên của Hans Christian Andersen viết năm 1843.[31]
  • Bản ghi tiếng hót của dạ oanh được đưa vào cuối phần "I pini del Gianicolo: Lento", phần ba của bản giao hưởng viết năm 1924 của Ottorino RespighiPini di Roma.
  • Igor Fyodorovich Stravinskiy đã viết vở nhạc kịch Dạ oanh (1914) mô phỏng theo truyện cổ tích cùng tên của Hans Christian Andersen và sau đó viết một bài thơ giao hưởng "Tiếng hót của chim dạ oanh" (Le chant du rossignol) năm 1917, sử dụng phần nhạc trong vở kịch đó.
  • Năm 1915, Joseph Lamb viết một bản nhạc mang tên "Ragtime Nightingale" nhằm mô phỏng tiếng hót của chim dạ oanh.[32]
  • "A Nightingale Sang in Berkeley Square" (1939) là một trong những bài hát nổi tiếng nhất tại Anh trong thế chiến thứ hai.
  • Chim dạ oanh được khắc trên hình mặt sấp và mặt ngửa của đồng 1 kuna của Croatia phát hành năm 1993.[33]

Nightingale là tên của một nữ y tá nổi tiếng Florence Nightingale.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dạ oanh http://www.camargue.unibas.ch/luscinia_megarhyncho... http://worldnews.about.com/od/iran/p/Iran.htm http://www.avianweb.com/nightingales.html http://animal.discovery.com/birds/nightingale-info... http://www.ehow.com/info_8791088_nightingale-birds... http://books.google.com/?id=UHsRAAAAYAAJ&pg=PA211 http://books.google.com/?id=XLWqByOcRjwC&pg=PA600 http://books.google.com/books?id=HF0m3spOebcC&pg=P... http://books.google.com/books?id=eZ-6EzePy0cC&pg=P... http://lifestyle.iloveindia.com/lounge/facts-about...